KHUYẾN MẠI HOT, MỚI NHẤT NĂM 2024
Lazada 4-4 | Voucher tích lũy 400K

UPDATE TÌNH HÌNH COVID-19 CHUNG SÁNG 30/4

Số ca nhiễm toàn cầu: 3,220,011 tăng 81,896 so với hôm qua
Số ca không qua khỏi: 228,215 tăng 10,245 so với hôm qua
Số ca bình phục xuất viện: 1,000,303 tăng 44,533 so với hôm qua

*TÌNH HÌNH VIỆT NAM:

Lại có 1 ca dương tính trở lại, là vợ của 1 bệnh nhân khác. Vẫn đang tiếp tục xét nghiệm để xem virus trong người này có còn sống hay theo dạng bất hoạt như ở những bệnh nhân dương tính trở lại trước đó.
– Hiện tại Việt Nam vẫn có tổng số 270 ca, trong đó có 221 trường hợp đã khỏi bệnh; 49 bệnh nhân đang được điều trị tại 9 cơ sở khám, chữa bệnh; 3 bệnh nhân diễn biến nặng (số 19,91,161); 19 trường hợp âm tính từ 1 lần trở lên (trong đó có 8 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên).
Bộ Giao thông vận tải đồng ý các đơn vị vận tải hành khách cố định liên tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp được hoạt động trở lại 100% số chuyến xe trong biểu đồ chạy xe được phê duyệt. Trong quá trình hoạt động phải đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo qui định như bố trí hành khách ngồi giãn cách trên phương tiện cách nhau 1 ghế, đảm bảo cách nhau 1m thay vì mỗi chuyến xe không vận chuyển quá 50% sức chứa như qui định trước đây.
Hà Nội cho biết những cửa hàng không thiết yếu mở trước 9h sáng sẽ bị phạt nghiêm. Lý do đưa ra yêu cầu này là để giảm bớt lượng người làm việc ở những cửa hàng này ra đường trung thời gian học sinh sinh viên đi học, ước tính sẽ giảm tới 600 nghìn người không tham gia giao thông trong giờ cao điểm.
Đại học Y dược Tp. HCM và Bách khoa Tp. HCM vừa chế tạo ra chiếc mạt nạ N95 cải tiến có bơm tiết chế khí thở dành riêng cho nhân viên y tế và người bệnh. Theo tính toán giá của Việt Nam làm khoảng $200, trong khi trên thế giới sản phẩm tương tự của 3M có giá là $1,700.
Một người Việt sống tại Moscow đã bị cảnh sát Nga bắt vì quảng cáo và rao bán thảo dược tự chế có khả năng chữa covid-19.
Hà Nội chi gần 506 tỷ đồng để hỗ trợ hơn 400 nghìn người dân bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.
– Chủ tịch thành phố Hà Nội quyết định lịch đi học trở lại từ ngày 4/5 đối với học sinh cấp 2 cấp 3; học sinh tiểu học, mầm non đi học trở lại từ ngày 11/5.
– Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã đề xuất chính quyền Tp. HCM cho phép các trung tâm tiệc cưới hoạt động lại do đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
Phó thủ tướng đề nghị sau khi đã sản xuất thành công xét nghiệm nhanh và bộ xét nghiệm sử dụng RT-PCR giờ là lúc ngành y tế sẽ tập trung phát triển vaccine chống virus SARS-CoV-2.

back to menu ↑

*TÌNH HÌNH QUỐC TẾ:

– Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature đã củng cố giả thuyết covid-19 có thể lây truyền qua không khí sau khi những nhà khoa học đã tìm thấy SARS-CoV-2 trong không khí tại 2 bệnh viện ở Vũ Hán.
– Nhu cầu mua thuốc chữa sốt rét có chứa hydroxy-chloroquine trên mạng tại Mỹ đã tăng 1,000% sau khi ông Trump cho rằng thuốc này có tác dụng với virus. Hôm qua có 3 người tại Mỹ đã phải nhập viện khi lạm dụng thuốc này. Đến sáng nay Mỹ đã có 1,064,194 ca nhiễm, hơn 60 nghìn người đã không qua khỏi và số hồi phục là gần 150 nghìn người.
– Trong đoạn trao đổi với tờ báo Reuters, tổng thống Trump cho rằng Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể để ông không thể tái đắc cử trong đợt bầu cử sắp tới.
Tây Ban Nha vẫn đang chuẩn bị tinh thần cho việc nới lỏng phong tỏa vào đầu tháng 5 này và dự kiến đến cuối tháng 6 sẽ gỡ bỏ hoàn toàn. Thủ tướng nước này cho biết họ sẽ không bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường. Tây Ban Nha vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất châu Âu và đứng thứ 2 trên thế giới, hiện đang có 236,899 ca nhiễm với hơn 24 nghìn người đã không qua khỏi, hơn 132 nghìn người đã hồi phục.
Italy đã có hơn 27 nghìn người không qua khỏi do virus từ đầu đợt dịch, số ca nhiễm đang vượt mức 200 nghìn ca, với gần 105 nghìn người đã hồi phục. Một số liệu khác cho thấy có ít nhất 153 nhân viên y tế đã không qua khỏi trong tổng số hơn 20 nghìn người bị nhiễm virus trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân.
Đức kéo dài lệnh đi di chuyển ra nước ngoài cho đến 14/6. Chính phủ nước này cho biết họ làm vậy để giảm thiểu khả năng công dân nước này đi du lịch rồi lại bị kẹt tại các sân bay nước ngoài không thể trở về nước do quy trình cách ly của nước họ đi du lịch. Đến giờ Đức đang có 161,539 ca nhiễm, số không qua khỏi là 6,467 người và số hồi phục là hơn 120 nghìn người.
– Nhiều người dân thành thị tại Pháp đợt trước rời khỏi thành phố để không bị dính phong tỏa đang trên đường trở về nhà từ những vùng quê sau khi lệnh nới lỏng phong tỏa được ban hành. Các chuyên gia y tế đang lo chính những người này sẽ là các nguồn bệnh tiềm tàng mà các nhà chức trách phải theo dõi kĩ càng. Hiện Pháp đang có 166,420 ca nhiễm, số người không qua khỏi vượt con số 27 nghìn người và đã có 48,228 người hồi phục.
Anh dự kiến sẽ siết chặt hơn việc quản lý nhập cảnh, có thể sẽ dùng máy tầm nhiệt và bắt buộc cách ly cho bất cứ ai nhập cảnh vào nước này. Đây có thể coi là 1 động thái khá muộn màng bởi rất nhiều nước đã áp dụng biện pháp này phải đến 1 hay 2 tháng trước rồi. Sáng nay nước Anh cập nhật cách tính số không qua khỏi, đã cộng thêm gần 4,500 cả không qua khỏi vào con số hiện tại. Hiện có tổng số 165,221 ca nhiễm, số người không qua khỏi do virus vọt lên đứng thứ 2 tại châu Âu với con số 26,097 người, đứng ngay sau Italy.
– Đã có 12 nước thành viên đã kiến nghị lên ủy ban châu Âu về việc nên nới lỏng lệnh hạn chế đi lại bằng máy bay giữa các nước để có thể nhanh chóng quay trở lại các hoạt động bình thường.
Thổ Nhĩ Kì đến sáng nay có 117,589 ca nhiễm, hơn 3 nghìn ca không qua khỏi và 44,040 người đã hồi phục. Các trường học ở quốc gia này vẫn sẽ phải đóng cửa cho đến cuối tháng 5.
– Thủ tướng Canada không có dự định ép buộc các công ty sản xuất thịt phải tiếp tục làm việc để phục vụ người dân như cách ông Trump đã làm tại Mỹ.
– Hàng trăm chủ doanh nghiệp nhỏ tại Kiev, Ukraine đã biểu tình kêu gọi chính phủ bỏ lệnh phong tỏa bởi họ đang sắp sửa bị phá sản bởi lệnh này. Ukraine đến sáng nay có gần 10 nghìn ca nhiễm và 250 người đã không qua khỏi.
– Chính quyền Ba Lan khẳng định vẫn sẽ tiến hành bầu cử đúng thời hạn vào cuối tháng 5 này bất kể tình hình dịch bệnh. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của đảng đối lập và của nhiều người dân. Hiện Ba Lan có 12,640 ca nhiễm và 624 người đã không qua khỏi.
– Rất nhiều người dân Serbia đã thể hiện sự phản đối việc bị phong tỏa tại nhà bằng cách đem nồi niêu xong chảo ra gõ ở ngoài ban công nhà mình, họ muốn chính phủ phải tìm cách gỡ bỏ lệnh này càng nhanh càng tốt. Nhiều người cho rằng việc phong tỏa này làm họ nhớ đến cuộc chiến Ba Tư những năm cuối thế kỉ 20 khi cũng phải ngồi trong nhà để tránh chiến sự. Serbia hiện đang có 8,724 ca nhiễm và 173 người đã không qua khỏi.
Thụy Sỹ sẽ kéo dài lệnh cấm tụ tập quá 1 nghìn người cho đến cuối tháng 8. Hiện nước này đã nới lỏng hơn việc đi lại qua biên giới, các hoạt động thể thao chuyên nghiệp sẽ bắt đầu trở lại vào 8/6, việc thi đấu sẽ diễn ra trên những sân vận động không có khán giả.
Hy Lạp cho biết họ sẽ mở cửa đón du khách trở lại vào mùa hè năm nay, có thể vào lúc cuối tháng 7.
Thụy Điển thông báo đã có 20,302 người nhiễm virus và 2,462 người đã không qua khỏi. Nước này vẫn kiên định với cách chống dịch có phần ngược đời so với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
– Tại Ấn Độ đã có 6 người bị nhiễm virus tại 1 hiệu cắt tóc, theo tìm hiểu ban đầu thì do những người này cùng đến quán đó và dùng chung 1 khăn choàng cắt tóc. Nước này đã có hơn 1 nghìn ca không qua khỏi do virus, tuy nhiên theo 1 chuyên gia y tế ở nước này thì hiện tại do chưa có các hướng dẫn từ chính phủ về cách đo lường các chỉ số nên rất có thể con số không qua khỏi còn cao hơn nữa.
– “Thì sao? Tôi xin lỗi, bây giờ anh muốn tôi phải làm gì?” là câu trả lời mà tổng thống Brazil hỏi ngược lại 1 phóng viên sau khi ông này nhận được câu hỏi ông sẽ làm gì để đưa nước này vượt qua đại dịch. Ông này còn nói rất làm tiếc vì đã có nhiều người không qua khỏi, nhưng đó là 1 phần của cuộc sống và biết đâu ngày mai chính ông cũng sẽ bị mắc và không qua khỏi thì sao. Hiện Brazil đang đứng đầu bảng ở Nam Mỹ với gần 80 nghìn ca nhiễm và hơn 6,200 người đã không qua khỏi.
Bolivia kéo dài lệnh phong tỏa đến 10/5 để hạn chế tốc độ lây lan của virus, quốc gia này cho đến giờ đã làm khá tốt việc hạn chế khi mới chỉ có hơn 1 nghìn ca nhiễm và có 55 người không qua khỏi.
Venezuela cho biết họ sẵn sàng nhận bất cứ sự tài trợ của các nước khác để chống dịch, đây là câu trả lời cho việc Mỹ cho rằng nước này đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ của nước này. Venezuela cũng đã đề nghị nước Anh bán bớt vàng dự trữ của nước này đang để tại Anh để có thêm tiền để dập dịch, theo ước tính đang có khoảng 31 tấn vàng đang bị phong tỏa tại Anh.
– Tổng số ca nhiễm trên toàn châu Phi cho đến đêm qua là hơn 34 nghìn người và hơn 1,500 người đã không qua khỏi.
WHO cho biết họ đã ghi nhận và đang theo dõi chặt chẽ các báo cáo về việc có các trẻ em bị nhiễm trùng nặng nghi do tác động của covid-19.
– Cơ quan viện trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc dự kiến kêu gọi các nước đóng góp 2 tỷ đô để giúp các nước nghèo chống đại dịch. Tổng số tiền cơ quan này dự kiến kêu gọi lên đến 90 tỷ đô.
– Theo Tổ chức công đoàn quốc tế thì có đến 1/2 số người lao động trên thế giới (khoảng 1.6 tỷ người) đang có nguy cơ bị thất nghiệp do tác động của đại dịch.
– Một nghiên cứu của Gilead với sự hậu thuẫn của WHO trên 200 bệnh nhân tại Trung Quốc vừa đăng tải trên tạp chí Lancet cho thấy việc xài thuốc Remdesivir lên những người này không đem lại hiệu quả rõ rệt nào. Tuy nhiên số mẫu này quá nhỏ nên kết quả này không có nhiều giá trị lắm trong việc đánh giá tình trạng tổng thể.
– Trái ngược lại với nghiên cứu tại Trung Quốc, 1 nghiên cứu tương tự tại Mỹ lại cho kết quả rất tốt, có thông tin FDA sẽ cho phép sử dụng thuốc Remdesivir trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus.
Boeing dự kiến sẽ phải cắt giảm 16 nghìn việc làm, khoảng 1/10 số nhân viên trên toàn cầu của tập đoàn này do ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 và bởi việc dòng máy bay 737 Max đang gặp vấn đề vẫn chưa sửa xong.

Theo: Vnexpress, Tiền Phong, Suckhoedoisong, TTO, Tinhte, CNN, WhO, Góc Thư Giãn, #ZimKen.com

Review ZimKen